Kẽm có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh hoặc cảm cúm

Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy, kẽm có thể giúp rút ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, viêm xoang và viêm phổi…

1. Bổ sung kẽm giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn

Nghiên cứu được dẫn đầu bởi PGS Jennifer Hunter, Viện Nghiên cứu Sức khỏe NICM tại Đại học Western Sydney. Các nhà khoa học đã xem xét các thử nghiệm lâm sàng bao gồm hơn 5.400 người trưởng thành tham gia. Viên ngậm là hình thức phổ biến nhất để bổ sung kẽm, sau đó là thuốc xịt mũi và gel. Về cơ bản, liều lượng sử dụng là khác nhau, tùy thuộc vào công thức và mục đích sử dụng để phòng ngừa hay điều trị.

Các nhà khoa học nhận thấy, so với giả dược, người dùng viên ngậm kẽm hoặc thuốc xịt mũi được ước tính có thể ngăn ngừa khoảng 5 ca nhiễm trùng đường hô hấp mới trong 100 người mỗi tháng và tác dụng mạnh nhất là giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như cảm lạnh và bệnh giống cúm.

bo-sung-kem-co-the-rut-ngan-thoi-gian-cam-lanh

Bổ sung kẽm có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh.

Dữ liệu cho thấy trung bình, các triệu chứng thuyên giảm sớm hơn hai ngày khi sử dụng thuốc xịt kẽm hoặc thuốc dạng đặt dưới lưỡi so với giả dược.

Ở những bệnh nhân sử dụng thuốc xịt mũi hoặc kẽm ngậm dưới lưỡi có khả năng hồi phục gần gấp đôi trong tuần đầu tiên của bệnh so với những bệnh nhân sử dụng giả dược.

Nhóm nghiên cứu của Hunter cũng nhận thấy, kẽm có liên quan đến việc giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của triệu chứng vào ngày thứ ba của bệnh. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo ở những người dùng kẽm.

Theo các nhà nghiên cứu, kẽm có thể được các bác sĩ cung cấp như một lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân “đang cần thời gian hồi phục nhanh hơn”.

Tiến sĩ Len Horovitz là một nhà nghiên cứu về phổi tại Bệnh viện Lenox Hill ở Thành phố New York, không tham gia vào nghiên cứu cũng đồng ý rằng: Hầu hết các bằng chứng lâm sàng đều ủng hộ việc sử dụng chất bổ sung kẽm để phòng ngừa và điều trị cảm lạnh, một số quá trình viêm và nhiễm trùng đường hô hấp.

Tuy nhiên liều lượng bổ sung và đường dùng thế nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Kẽm là gì, những ai có nguy cơ thiếu kẽm?

tre-em-co-nguy-co-thieu-kem-cao

Một số người có nguy cơ thiếu kẽm.

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có nhiều vai trò đối với có thể, bao gồm:

  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chữa lành vết thương.
  • Tổng hợp protein.
  • Tổng hợp DNA.
  • Phân chia tế bào.
  • Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển trong thời kỳ mang thai, thời thơ ấu và thanh thiếu niên.
  • Hỗ trợ phục hồi sau cảm lạnh thông thường.
  • Điều trị tiêu chảy.
  • Làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD), một bệnh về mắt dần dần gây mất thị lực.

Hầu hết mọi người có thể nhận đủ kẽm từ thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ thiếu kẽm, bao gồm:

  • Những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc đã phẫu thuật đường tiêu hóa: Các rối loạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn làm giảm hấp thu kẽm.
  • Người ăn chay hoặc thuần chay: Không ăn thịt có thể gây thiếu kẽm. NIH gợi ý rằng những người này có thể cần ăn nhiều kẽm hơn 50% so với lượng khuyến nghị.
  • Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi còn bú mẹ: Sữa mẹ không chứa đủ kẽm cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng.
  • Người bị rối loạn sử dụng rượu: Rượu làm giảm lượng kẽm cơ thể hấp thụ và làm tăng lượng bị mất khi đi tiểu. Những người ăn một lượng thức ăn hạn chế cũng có thể thiếu kẽm.
  • Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm: Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm có nồng độ kẽm trong huyết tương thấp. Ngoài ra, 60-70% người lớn mắc bệnh hồng cầu hình liềm bị thiếu kẽm.
  • Người mang thai hoặc đang cho con bú: Mang thai có thể bị thiếu kẽm do nhu cầu kẽm cao để thai nhi phát triển.
  • Người lớn tuổi: Những người trong độ tuổi từ 60 – ⁠65 trở lên có thể giảm hấp thu kẽm. Người lớn tuổi giảm lượng kẽm có thể do khó ăn một số loại thực phẩm hoặc do tương tác thuốc.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cho biết, khuyến nghị kẽm hàng ngày là 11 mg đối với nam giới trưởng thành và 8 mg đối với phụ nữ trưởng thành. Đối với người đang mang thai, sẽ cần 11 mg mỗi ngày và người cho con bú, sẽ cần 12 mg.
Một người không nhận được đủ kẽm từ chế độ ăn uống có thể phải bổ sung kẽm.

Thiếu kẽm có thể gây ra các triệu chứng:

  • Giảm khả năng miễn dịch.
  • Rụng tóc.
  • Giảm sản xuất hormone sinh dục ở nam giới.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Ăn mất ngon.
  • Chậm lớn ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
  • Bất lực.
  • Các vấn đề về chữa lành vết thương…

3. Một số thực phẩm giàu kẽm

hau-la-thuc-pham-giau-kem

Hàu là thực phẩm rất giàu kẽm.

3.1 Các loại thịt

Thịt là một nguồn tuyệt vời của kẽm như: Thịt bò, thịt cừu và thịt lợn… Trên thực tế, một khẩu phần 100 gam thịt bò xay sống chứa 4,8 mg kẽm, chiếm 44% giá trị hàng ngày.

Lượng thịt này cũng cung cấp 176 calo, 20 gam protein và 10 gam chất béo. Thêm vào đó, nó là một nguồn tuyệt vời của nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác, chẳng hạn như sắt, vitamin B…

3.2 Động vật có vỏ

Động vật có vỏ là nguồn cung cấp kẽm ít calo và lành mạnh.

Hàu chứa một lượng đặc biệt cao, với 6 con hàu trung bình cung cấp 32 mg kẽm.

Các loại động vật có vỏ khác chứa ít kẽm hơn hàu nhưng vẫn là nguồn tốt chứa kẽm như: Tôm, trai, cua…

Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, hãy đảm bảo động vật có vỏ được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

3.3 Các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng đều chứa một lượng kẽm đáng kể. Tuy nhiên, chúng cũng chứa phytates, ức chế sự hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác. Điều này có nghĩa là kẽm từ các loại đậu không được hấp thụ tốt như kẽm từ các sản phẩm động vật.

Mặc dù vậy, chúng có thể là nguồn cung cấp kẽm quan trọng cho những người theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay. Chúng cũng là một nguồn protein và chất xơ tuyệt vời và có thể dễ dàng thêm vào súp, món hầm và salad.

Làm nóng, nảy mầm, ngâm hoặc lên men các nguồn thực vật giàu kẽm như các loại đậu có thể làm tăng khả dụng sinh học của khoáng chất này.

3.4 Các loại hạt

Các loại hạt là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống và có thể giúp tăng lượng kẽm như: Hạt bí, vừng, hạt lanh, hạt cây gai dầu, đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân…

Ngoài việc tăng cường lượng kẽm, hạt chứa chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất, làm cho chúng trở thành một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống.

3.5 Trứng

Trứng chứa một lượng kẽm vừa phải và có thể giúp bạn đạt được mục tiêu hàng ngày. Không chỉ kẽm, trứng còn chứa một loạt các vitamin và khoáng chất khác, bao gồm cả vitamin B và selen, choline (một chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người không nhận đủ).

Cách tốt nhất để đảm bảo có thể nhận được đủ kẽm là ăn một chế độ ăn uống đa dạng với các nguồn cung cấp kẽm dồi dào, chẳng hạn như thịt, hải sản, các loại hạt, quả hạch, các loại đậu và sữa… Nếu bạn lo lắng không nhận đủ kẽm qua chế độ ăn uống, có thể dùng thêm thực phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nguồn: suckhoedoisong

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Bài liên quan