Dịch sốt xuất đang bùng nổ tại một số tỉnh Nam Trung Bộ như Bình Định, Khánh Hoà,… Các ca mắc đang tăng nhanh, tính đến đầu tháng 6 Bình Định đã có 1.359 ca, Khánh Hoà là 1554 ca.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue. Đây là bệnh lây truyền khi muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang mầm bệnh đốt. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue (chi Flavivirus, họ Flaviviridae), vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn (Aedes aegypti), nó có thể đưa virus gây bệnh vào máu của người bệnh bằng cách đốt (chích). Virus Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bệnh nhiễm với chủng virus nào thì có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó, nhưng vẫn có nguy cơ mắc các chủng khác.
Theo sở Y tế Bình Định, tình từ đầu năm đến ngày 06/6 ghi nhận 1.359 ca bệnh sốt xuất huyết, số bệnh nhân mắc bệnh tập chung nhiều ở thành phố Quy Nhơn, huyện Phù Cát, Tuy Phước,… Tại Khánh Hoà, tính đến ngày 14/6 cũng đã ghi nhận 1.554 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 ca tử vong (ở Ninh Hoà). Các bệnh nhân chủ yếu tập chung ở Ninh Hoà, Nha Trang, Diên Khánh, Vạn Ninh,… Sở dĩ có nhiều người mắc sốt xuất huyết là do còn nhiều khu dân cư không chú trọng công tác vệ sinh, nhiều nơi ẩm thấp tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh nở tạo điều kiện xuất hiện nhiều ổ dịch.
Sốt xuất huyết có nguồn lây từ muỗi vằn, những nơi xuấy hiện muỗi vằn đều có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Nhân viên y tế dự phòng của hai tỉnh cũng đã phối hợp với các trung tâm y tế địa phương tiến hành điều tra, giám sát chặt chẽ chỉ số lăng quăng, đánh giá hiệu quả công tác xử lý dịch bệnh sốt xuất huyết. Ở đâu xuất hiện ổ dịch thì sẽ tiến hành phun khử khuẩn, dập dịch trong vòng 48h. Đồng thời hướng dẫn người dân phát quang bụi rậm, vệ sinh bể nước, dọn vệ sinh môi trường, khuyến cáo người dân ngủ màn. Cùng với đó, các cơ sở điều trị đã chuẩn bị đầy đủ thuốc men, nước truyền để đáp ứng điều trị ngay cho các bệnh nhân sốt xuất huyết.
6 điều cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
– Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên vệ sinh, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
– Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hoá chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh,…
– Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, tạo không gian sống khô thoáng tránh để muỗi đẻ trứng.
– Ngủ màn phòng muỗi đốt, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem chống muỗi để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
– Tích cực phối hợp với y tế địa phương trong các chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng và các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.
– Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết như đau đầu, mỏi người, sốt phát ban,… hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để nặng gây biến chứng nguy hiểm.
Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, mọi người cần chú ý làm theo hướng dẫn của các ban, ngành để phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại các điểm có nguy cơ bùng phát dịch, nhằm hạn chế tối đa số ca mắc sốt xuất huyết, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao như người già và trẻ nhỏ.
(Nguồn tổng hợp)