Khan hiếm thuốc điều trị bệnh tay chân miệng ở các tỉnh Miền Tây

Dịch tay chân miệng đang bùng phát ở các tỉnh Miền Tây, số ca mắc nhanh chóng tăng theo từng ngày tuy nhiên các cơ sở y tế lại không có đủ thuốc để chữa bệnh khiến nhiều bệnh nhân phải chuyển tuyến.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người, bệnh do một loại virus thuộc họ virus đường ruột, điển hình là hai nhóm tác nhân Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đây được coi là virus có sức sống mãnh liệt và dai dẳng, sống được trong khoảng nhiệt rất rộng (từ rất lạnh đến rất nóng) gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước và tập chung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh chân tay miệng có đường lây nhiễm chính từ nước bọt hay phân của trẻ bị nhiễm bệnh. 

Theo bộ Y tế, số người bị bệnh tay chân miệng đang tăng đột biến, đặc biệt ở các tỉnh Miền Tây. Trong hai tuần đầu tháng 6, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã tiếp nhận và điều trị gần 400 ca mắc tay chân miệng. Trong tháng 5, số ca là 490, tăng 140% so với tháng 4. Tính từ đầu năm, số ca điều trị lên tới 2.400 ca đến từ địa phương và các tỉnh lân cận. Trong đó có 11 trường hợp mắc phải trở nặng đang được điều trị tại khoa Hồi sức Tích cực, 5 trẻ khác được theo dõi sát ở khoa Nhiễm.

 Lý giải nguyên nhân số ca tăng đột biến, ông Huy Thanh – Phó giám đốc bệnh viện nói đây lầ thời điểm vào mùa, đồng thời nhiều em nhiễm virus chân tay miện nhóm E71 khiến bệnh trở nặng. Tuy nhiên, đơn vị này gặp khó khăn do Immunoglobulin – thuốc có tác dụng tăng miễn dịch để điều trị tay chân miệng đang cạn dần. Trong 1-2 tuần tới, ca mắc tiếp tục tăng mà chưa có nguồn thuốc thì rất khó để tiếp nhận, chữa trị cho người bệnh.

 Tương tự, tại Cà Mau, số ca mắc phải cũng tăng mạnh. Từ đầu năm Bệnh viện Sản Nhi tỉnh cũng đã tiếp nhận hơn 150 ca, tăng  hơn 400% so với cùng kỳ năm trước. Lượng bệnh nhi tăng mạnh vào tháng 1, sau đó giảm dần, hiện có xu hướng tăng trở lại vào tháng 5,6. Bác sĩ Phạm Minh Pha – Phó giám đốc bệnh viện cho biết hiện nhân lực và cơ sở vật chất của viện đủ đáp ứng điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trang thiết bị, vâth tư y tế hiện chỉ tạm đủ, chưa có hệ thống ECMO cũng như một số vật tư lọc máu. Đặc biệt, thuốc điều trị đặc hiệu như Phenobarbital, Immunoglobulin truyền tĩnh mạch (cho mức độ 2b trở lên) cũng “cạn” do đang làm thủ tục đấu thầu.

Hiện nay số ca chân tay miệng tại TP. Hồ Chí Minh cũng tăng mạnh, vấn đề đáng lo ngại nhất là bệnh nhân từ các tỉnh thành lân cận chuyển tới trong khi nguồn thuốc tại thành phố đang bị hạn chế. 

Tay chân miệng là bệnh virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hoá, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng gây thành dịch lớn. Cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng những biện pháp:

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng nếu không thực sự cần thiết

Trẻ bị mắc bệnh cần được cách ly tại nhà để tránh việc lây lan;

Theo dõi, quan sát trẻ bị sốt trong vùng dịch bệnh, cần thiết nên đưa trẻ đi cách ly;

Vệ sinh nơi ở của người bệnh bằng cách lau phòng, khử khuẩn toàn bộ giường bệnh, phòng bệnh bằng Cloramin B 2%;

Xử lý những chất thải, quần áo, khăn trải giường của người bệnh và những dụng cụ chăm sóc được sử dụng lại theo quy trình của phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa;

Người nhà và nhân viên y tế cần rửa tay kháng khuẩn sau khi thay quần áo, tã hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt,… của người bệnh.

Trước tình hình thiếu thuốc điều trị của các cơ sở ý tế, bộ Y tế khuyến cáo phụ huynnh nên phòng bệnh cho con. Rửa tay là biện pháp phòng chống quan trọng nhất, vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường. Đồng thời khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để điều trị. 

(Nguồn tổng hợp)

 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Bài liên quan

Tuyển dụng nhân sự Creator

Mô tả công việc: Chế độ/chính sách: Yêu cầu/; Bộ phận tuyển dụng: Địa chỉ và thời gian làm việc: –    Địa chỉ: 48 Tố