Hà Nội: Dịch đậu mùa trở lại, các ca bệnh sốt xuất huyết cũng đang tăng lên

Cùng với bệnh sốt xuất huyết thì dịch bệnh thuỷ đậu tại Hà Nội cũng có nhiều diễn biến mới trong tuần qua. Số bệnh nhân mắc bệnh đang tăng theo thời gian, một vài trường hợp trở nặng. 

CDC Hà Nội cho biết, tuần qua trên địa bàn TP.Hà Nội ghi nhận thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần trước đó). Trong đó, huyện Thạch Thất có số lượng bệnh nhân nhiều nhất là 109; tiếp đến là quận Hoàng Mai có 35 bệnh nhân; quận Bắc Từ Liêm có 29 bệnh nhân; các huyện: Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín có 23 bệnh nhân; huyện Phú Xuyên và Thanh Oai có 20 bệnh nhân.

Số ca mắc bệnh thuỷ đậu tại Hà Nội cũng tăng nhẹ trở lại, lên 33 ca. Như vậy, tính từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội có 1.911 ca mắc bệnh thuỷ đậu (tăng gấp 11,5 lần so với cùng kì năm 2022).

Mê Linh là huyện được ghi nhận có số ca mắc thuỷ đậu cao nhất từ đầu năm đến nay với 452 ca, huyện Chương Mỹ với 417 ca, huyện Ba Vì có 273 ca, quận Nam Từ Liêm có 187 ca, huyện Thạch Thất có 95 ca, huyện Thanh Oai có 83 ca…

Theo thông tin từ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, gần đây, trung tâm đã tiếp nhận nhiều ca mắc thuỷ đậu nặng, phải nhập viện, đã có 2 trường hợp tử vong. 

Bệnh thuỷ đậu do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên, có thể xuất hiện rải rác trong năm nhưng bùng phát mạnh nhất vào thời điểm giao mùa từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm. Tuy nhiên năm nay thời tiết của miền Bắc khá khắc nghiệt, nắng nóng cùng với mưa giông kéo dài làm giảm miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Virus gây thuỷ đậu chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn từ mũi, miệng người bệnh; tiếp xúc trực tiếp quần áo, chăn gối cuả bệnh nhân; chất dịch khi các bọng nước bị vỡ. Đặc biệt virus có thể lây cho thai nhi qua nhau thai, gây tình trạng mắc thuỷ đậu bẩm sinh, hoặc các dị tật. Bên cạnh đó, bệnh gây nhiều biến chứng như viêm phổi, não, điếc, động kinh, chậm phát triển tinh thần vận động. 

Thời gian lây bệnh kéo dài, từ trước khi nổi ban đỏ 1-2 ngày đến thời điểm các bọng nước đóng vảy. Hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Các bác sĩ tập trung giảm nhẹ triệu chứng và giữ bệnh nhân không bị mất nước. 

PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch mai cho biết: “Hiện nay các ca thuỷ đậu có diễn biến khá phức tạp. Trong một tháng vừa qua đã có những ca tử vong mặc dù bệnh nhân không có tiền sử bệnh nền. Thuỷ đậu thường được mắc ở trẻ em do không có tiêm phòng nên chưa có miễn dịch. Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ trẻ em mới mắc thuỷ đậu nên rất chủ quan, dẫn đến những biến chứng khó kiểm soát”. 

PGS Cường cũng khuyến cáo người dân nên đi tiêm phòng vaccine thuỷ đậu, không chủ quan nghĩ “bệnh thuỷ đậu chỉ mắc ở trẻ em, bị vài ngày rồi khỏi”. Người lớn cần có ý thức phòng bệnh, khi thấy mọi người xung quanh mắc phải cần hạn chế tiếp xúc. 

Bệnh sốt xuất huyết và bệnh thuỷ đậu đều là những căn bệnh dễ lây nhiễm, mọi người cần chú ý để bảo vệ bản thân. Hạn chế tiếp xúc hoặc tới nơi có mầm bệnh, vệ sinh sạch sẽ nơi ở. Trong trường hợp bị bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Theo Vnexpress

 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Bài liên quan

Tuyển dụng nhân sự Creator

Mô tả công việc: Chế độ/chính sách: Yêu cầu/; Bộ phận tuyển dụng: Địa chỉ và thời gian làm việc: –    Địa chỉ: 48 Tố